• Tổng hợp
    • Hỏi đáp
    • Biển số
    • Con số ý nghĩa
  • Sức khoẻ
    • Mẹ và bé
    • Gym
    • yoga
    • Chăm sóc răng miệng
    • Bí quyết sống lâu
    • Rèn luyện sức khỏe
  • Cuộc sống
    • Bí kíp yêu
    • Mẹo vặt cuộc sống
    • Bài học cuộc sống
    • Câu chuyện thành công
    • Kinh nghiệm sống
  • Làm Đẹp
    • Sản phẩm làm đẹp
    • Thẩm mỹ viện
    • Nail
    • Răng sứ
  • Học tập
    • Lịch sử
    • GDCD
    • Toán
    • Văn học
    • Công nghệ
    • Địa lý
    • Hoá học
    • Sinh học
    • Tin học
    • Vật lý
    • Tiếng Anh
  • Game
    • Code Game
    • Game private
No Result
View All Result
No Result
View All Result

Bỏ túi mẹo hay này mẹ bầu không cần lo lắng khi bị ngạt mũi nữa!

Admin by Admin
23/01/2019
in Chưa được phân loại
0

Nội dung bài viết

  1. Nguyên nhân khiến mẹ thường xuyên bị ngạt mũi trong thời kì mang thai
  2. Phân biệt viêm mũi thai kì với các bệnh khác
  3. 12 mẹo chữa ngạt mũi cho bà bầu an toàn tại nhà
    1. 1/ Làm sạch mũi bằng nước muối
    2. 2/ Súc miệng nước muối ấm
    3. 3/ Mẹ bầu nên uống nhiều nước hơn
    4. 4/ Tránh ăn cay
    5. 5/ Kê cao gối khi ngủ
    6. 6/ Tập thể dục và vận động nhẹ nhàng
    7. 7/ Tạo độ ẩm trong phòng
    8. 8/ Tránh tiếp xúc ở một số môi trường
    9. 9/ Xông hơi
    10. 9/ Dùng tỏi chữa ngạt mũi
    11. 10/ Ăn cháo tía tô
    12. 11/ Sử dụng hành
    13. 12/ Day huyệt nghinh hương

Ngạt mũi khi bị mang bầu khiến bạn khó chịu, trong thời kì này cơ thể rất nhạy cảm hơn nữa việc sử dụng thuốc cũng cần thận trọng hơn.

Nếu bạn chưa biết nên làm như thế nào thì hãy dành thời gian theo dõi bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ mách bạn những mẹo hay hữu ích “thổi bay’ ngạt mũi cho bà bầu tại nhà nhé!

Nguyên nhân khiến mẹ thường xuyên bị ngạt mũi trong thời kì mang thai

Theo nhiều nghiên cứu có khoảng 30% mẹ bầu bị nghẹt mũi trong thời gian mang thai. Nguyên nhân chủ yếu khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng này hầu hết do dị ứng hoặc bị mắc bệnh nhiễm trùng. Thông thường, bệnh này thường bị ở tháng thứ 2 mang bầu và nặng hơn ở những tháng cuối.

Trong thời kì mang bầu do lượng estrogen thay đổi làm cho màng mũi sưng và xuất hiện dịch nhầy. Thêm một nguyên nhân nữa, do lượng máu tăng lên làm sưng phù các mạch máu nhỏ, dẫn đến tình trạng đường thở bị thu hẹp khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở.

nguyen-nhan-me-bau-bi-ngat-mui-min
Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị nghẹt mũi

Phân biệt viêm mũi thai kì với các bệnh khác

Mẹ bầu cần chú ý phân biệt viêm mũi thai kì với các bệnh khác như cảm cúm hoặc dị ứng, bị viêm họng hay viêm xoang để biết phương hướng điều trị đúng cách và hiệu quả tốt nhất.

Viêm mũi thai kì chỉ có mỗi triệu chứng nghẹt mũi trong khi các bệnh khác thường đi kèm với các triệu chứng khác như bị ho, bị sốt, đau đầu hoặc đau nhức người, bị ngứa mắt, ngứa tai,…

12 mẹo chữa ngạt mũi cho bà bầu an toàn tại nhà

1/ Làm sạch mũi bằng nước muối

Vệ sinh và làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ ngày giúp mẹ bầu cải thiện được tình trạng bị nghẹt mũi và khó thở.

2/ Súc miệng nước muối ấm

Súc miệng bằng nước muối ấm 2 lần mỗi ngày giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng rất tốt. Khi súc miệng một phần nước muối ngược lên mũi giúp mũi sạch hơn sẽ cải thiện đáng kể tình trạng bị nghẹt mũi cho mẹ bầu.

3/ Mẹ bầu nên uống nhiều nước hơn

me-bau-nen-uong-nhieu-nuoc-de-chua-nghet-mui-min
Khi bị ngạt mũi mẹ bầu nên uống nhiều nước ấm

Khi bị ngạt mũi mẹ bầu nên uống nhiều nước hơn, để lượng nước đó khi vào cơ theere giúp dich mũi lỏng hơn.
Tốt nhất nên uống nước ấm hoặc pha nước ấm bằng chanh và mật ong để dùng.

4/ Tránh ăn cay

Mẹ bầu nên tránh ăn các thức ăn cay hay gia vị cay như mù tạt, ớt,… vì sẽ kích thích mũi tiết ra nhiều nước mũi hơn.

5/ Kê cao gối khi ngủ

Khi bị nghẹt mũi dẫn đến tình trạng khó thở mẹ bầu nên kê cao gối khi ngủ để dịch mũi chảy ra ngoài vừa dễ vệ sinh vừa thoải mái hơn cho mẹ bầu nghỉ ngơi.

me-bau-bi-ngat-mui-min
Khi bị nghẹt mũi mẹ bầu nên kê cao gối khi ngủ

6/ Tập thể dục và vận động nhẹ nhàng

Mẹ bầu nên lựa chọn một vài bài tập và vận động nhẹ nhàng sẽ tốt hơn khi bị nghẹt mũi. Tuy nhiên, tránh vận động nặng và luyện tập ở nơi có khói bụi.

7/ Tạo độ ẩm trong phòng

Dùng máy tạo hơi ẩm hoặc máy phun sương trong phòng nhất là úc ngủ để tạo cảm giác dễ chịu hơn cho mẹ bầu. Khi bị ngạt mũi mẹ bầu không nên ngồi quá lâu trong phòng có điều hòa.

8/ Tránh tiếp xúc ở một số môi trường

Khi bị nghẹt mũi bà bầu nên tránh tiếp xúc với môi trường ồn ào, có nhiều khói bụi bị ô nhiễm, môi trường có mùi nước hoa, mùi sơn… nếu không có thể làm tình trạng ngạt mũi bị nặng hơn.

9/ Xông hơi

xoi-hoi-cho-me-bau-min
Khi bị ngạt mũi mẹ bầu có thể xôi hơi để cảm thấy dễ chịu hơn

Xông hơi giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn, dễ dàng thoát khỏi tình trạng ngạt mũi nhanh chóng. Tuy chỉ mang tính chất tạm thời nhưng không hề có hại hay ảnh hưởng gì tới sức khỏe, mẹ bầu có thể áp dụng khi cần thiết.

Đơn giản hơn xông hơi mẹ bầu có thể làm ấm khăn mặt bằng nước nóng sau đó đắp lên mặt và hít thở nhẹ nhàng.

9/ Dùng tỏi chữa ngạt mũi

Giã tỏi và xông mũi bằng tỏi tươi, ngửi tỏi nhiều lần trong ngày khắc phục tình trạng ngạt mũi ở bà bầu rất tốt. Nếu mẹ bầu có thể ăn được tỏi thì có thể ăn tỏi sống.

chua-dau-rang-cho-tre-bang-toi-min
Chữa ngạt mũi cho mẹ bầu theo phương pháp tự nhiên

10/ Ăn cháo tía tô

Lá tía tô có tác dụng giải cảm, nấu cháo tía tô ăn lúc còn nóng có tác dụng rất tốt cho mẹ bầu khi bị ngạt mũi.
Ngoài ra mẹ bầu có thể lấy một nắm lá tía tô sắc lấy nước uống. Thay lá tía tô bằng lá kinh giới cũng có tác dụng tương tự nhé.

11/ Sử dụng hành

Ngoài cháo tía tô mẹ bầu có thể nấu cháo hành ăn để giải cảm, bệnh ngạt mũi được cải thiện tốt hơn. Để tô cháo ngon hơn bạn có thẻ cho kèm vào thịt hoặc trứng gà… tùy theo sở thích.

an-chao-hanh-nong-chua-ngat-mui-cho-me-bau-min
Mẹ bầu bị ngạt mũi ăn cháo hành cũng rất tốt

12/ Day huyệt nghinh hương

Mẹ bầu nên dùng đầu ngsn tay day bấm huyệt nghinh hương trong 1 – 2 phút. Khi thấy cay cay sống mũi là bạn đang làm đúng cách.

– Vị trí huyệt nghinh hương: Nằm ở 2 bên cánh mũi.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, hi vọng với những thông tin trên sẽ hữu ích cho các mẹ bầu. Nếu thấy phương pháp nào phù hợp bạn nên áp dụng theo.

Nếu còn bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào khác về vấn đề này bạn đừng quên để lại ý kiến bên dưới bài viết để mọi người cùng thảo luận thêm nhé!

Chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh!

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi thực hiện bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ

Admin

Đây là website tự động và trong giai đoạn thử nghiệm tool tự động lấy bài viết, mọi thông tin đăng tải trên website này chúng tôi không chịu trách nhiệm dưới mọi hình thức, đây không phải là một website phát triển thông tin, nó được xây dựng lên với mục đích thử nghiệm các phương pháp tự động của chúng tôi mà thôi. Nếu có khiếu nại vui lòng gửi thông tin cho chúng tôi.

Bài viết liên quan

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là ai?

29/06/2022

APJ, người đã tạo ra nỗi ám ảnh ‘Gió lung lay, bàn tay nâng cánh hoa tình’ là ai?

29/06/2022

100g ngũ cốc nguyên hạt bao nhiêu calo

29/06/2022

100g khoai lang kén có chứa bao nhiêu calo? Ăn khoai lang kén có béo không?

29/06/2022

Sữa bắp bao nhiêu calo và uống có tăng cân hay không?

29/06/2022

Lông nách nên cạo hay nhổ?

28/06/2022

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiến thức làm đẹp và sức khoẻ

  • Trang chủ
  • Liên hệ

No Result
View All Result
  • Tổng hợp
    • Hỏi đáp
    • Biển số
    • Con số ý nghĩa
  • Sức khoẻ
    • Mẹ và bé
    • Gym
    • yoga
    • Chăm sóc răng miệng
    • Bí quyết sống lâu
    • Rèn luyện sức khỏe
  • Cuộc sống
    • Bí kíp yêu
    • Mẹo vặt cuộc sống
    • Bài học cuộc sống
    • Câu chuyện thành công
    • Kinh nghiệm sống
  • Làm Đẹp
    • Sản phẩm làm đẹp
    • Thẩm mỹ viện
    • Nail
    • Răng sứ
  • Học tập
    • Lịch sử
    • GDCD
    • Toán
    • Văn học
    • Công nghệ
    • Địa lý
    • Hoá học
    • Sinh học
    • Tin học
    • Vật lý
    • Tiếng Anh
  • Game
    • Code Game
    • Game private

Kiến thức làm đẹp và sức khoẻ