• Tổng hợp
    • Hỏi đáp
    • Biển số
    • Con số ý nghĩa
  • Sức khoẻ
    • Mẹ và bé
    • Gym
    • yoga
    • Chăm sóc răng miệng
    • Bí quyết sống lâu
    • Rèn luyện sức khỏe
  • Cuộc sống
    • Bí kíp yêu
    • Mẹo vặt cuộc sống
    • Bài học cuộc sống
    • Câu chuyện thành công
    • Kinh nghiệm sống
  • Làm Đẹp
    • Sản phẩm làm đẹp
    • Thẩm mỹ viện
    • Nail
    • Răng sứ
  • Học tập
    • Lịch sử
    • GDCD
    • Toán
    • Văn học
    • Công nghệ
    • Địa lý
    • Hoá học
    • Sinh học
    • Tin học
    • Vật lý
    • Tiếng Anh
  • Game
    • Code Game
    • Game private
No Result
View All Result
No Result
View All Result

Bệnh gút kiêng ăn gì? Chế độ ăn uống lành mạnh cho những người bị gút

Admin by Admin
19/03/2019
in Mẹo vặt cuộc sống
0

Nội dung bài viết

  1. Điểm tên những thực phẩm người bị bệnh gout phải kiêng
    1. Thịt
    2. Nội tạng động vật
    3. Rau
    4. Bia, rượu
    5. Nước ngọt
    6. Hải sản
    7. Gan
    8. Bột nở
    9. Những lưu ý dành cho bệnh nhân gút
  2. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý khi bị bệnh gút
    1. Các loại thực phẩm không nên ăn
    2. Tuyệt đối không uống rượu bia và một số loại đồ uống khác
    3. Duy trì chế độ ăn uống khoa học để giữ cân nặng hợp lý
    4. Những thực phẩm nên sử dụng
    5. Giảm lượng đạm trong khẩu phần ăn
    6. Thực đơn mẫu cho bệnh nhân bị gút cấp tính
    7. Thực đơn mẫu cho bệnh nhân gút mạn tính
  3. Những biến chứng nguy hiểm khi bị bệnh gút mà không kiêng khem

Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân bị bệnh gút thường là sưng tấy, nóng đỏ, đau nhức dữ dội tại một hay nhiều khớp.

Thông thường, ngón chân cái sẽ bị bệnh này tấn công đầu tiên và dần dần lan sang các khu vực khác như chân, đầu gối, mắt cá chân, cổ tay và cánh tay. Những người bị bệnh thận, khả năng bị gút sẽ cao hơn người bình thường gấp nhiều lần.

Do thói quen ăn uống không hợp lý số người bị mắc bệnh gút ngày càng tăng lên. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trọng đối với việc đảm bảo sức khỏe và giảm thiểu các cơn đau cho người bị bệnh gút.

Vậy bệnh nhân bị bệnh gút nên ăn gì và cách phòng chống căn bệnh này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi dành thời gian tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Điểm tên những thực phẩm người bị bệnh gout phải kiêng

Sau đây là một số loại thực phẩm bệnh nhân bị bệnh gout nên chú ý.

Thịt

benh-gut-khong-nen-an-thit-min
Bệnh gút không nên ăn thịt

Thịt là thực phẩm có chứa hàm lượng protein, sắt và khoáng chất khá cao. Đó là các loại thịt như thịt bò, thịt gà, gà tây, thịt lợn và thịt thú rừng.

Các loại thịt đã qua chế biến, xử lý như thịt xông khói, xúc xíc, pepperoni , lạp xưởng khi sử dụng nhiều cũng là một trong nguyên nhân dẫn đến bệnh gút.

Ngoài ra, bất kỳ món ăn nào chế biến từ thịt như canh, xúp gà…cũng không tốt cho bệnh nhân bị mắc chứng bệnh này.

Nội tạng động vật

benh-gut-khong-nen-an-noi-tang-dong-vat-min
Bênh nhân gút tuyệt đối không nên ăn nội tạng động vật

Bệnh nhân mắc bệnh gút tuyệt đối không nên ăn nội tạng động vật như gan, thận, lá lách, óc. Không chỉ có thịt động mới gây ra tác hại cho bệnh nhân gút mà nội tạng của chúng cũng vậy.

Rau

benh-gut-khong-nen-an-nhieu-rau-min
Bệnh nhân bị gút nên hạn chế ăn một số loại rau

Rất nhiều người nghĩ rằng bị bệnh gút chỉ phải kiêng thịt và nội tạng động vật. Nhưng rau cũng là thực phẩm nằm trong danh sách này. Trong rau có chứa hàm lượng dinh dường cao và cung cấp đủ nước.

Tuy nhiên một số loại rau như nấm, đậu, súp lơ, măng tây, cây đậu lăng lại chứa hàm lượng purin khá cao nên chúng có thể là tác nhân gây ra các triệu chứng liên quan đến gout.

Bia, rượu

benh-gut-khong-nen-uong-bia-ruou
Bệnh nhân bị gút không nên uống bia rượu

Khi đã mắc bệnh gút nếu sử dụng rượu bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.

Theo bác sĩ cồn rượu có thể kiềm chế sự bài tiết axit uric gây ra các triệu chứng tại hai. Vì vậy, bệnh nhân bị gút nên tránh xa rượu bia; người bình thường chỉ nên uống rượu bia ở mức độ vừa phải.

Nước ngọt

benh-gut-khong-nen-uong-nuoc-ngot-min
Bệnh nhân bị bệnh gút không nên uống nước ngọt

Theo các nghiên cứu khoa học, nước ngọt có hàm lượng đường fructose cao, các chất làm ngọt này sẽ kích thích cơ thể sản sinh thêm uric acid.

Vào năm 2010 một nhóm nghiên cứu đã chứng minh rằng uống nước giải khát mỗi ngày, so với việc uống ít hơn một lon một tháng, làm tăng nguy cơ bị gout ở phụ nữ.

Vì vậy, bệnh nhân bị mắc bệnh hút nên tránh xa các loại nước như soda, nước giải khát trái cây đóng lon.

Hải sản

benh-gut-khong-an-hai-san
Bệnh gút không nên ăn hải sản

Hải sản và thịt là những thực phẩm giàu purine, hợp chất này khi được hấp thụ vào cơ thể tao ra uric acid gây ra những “triệu chứng tệ hại” cho người bị bệnh gút.

Việc cắt giảm hải sản trong chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt khi bạn đang bị những cơn đau hành hạ là lời khuyên của giáo sư dinh dưỡng Lona Sandon tại Đại học Tây Nam Texas.

Đối với những loại thịt và hải sản có thể dùng nhưng không thường xuyên, bệnh nhân bị gút chỉ nên dùng ở mức tối thiểu từ 110g-170g mỗi ngày.

Hải sản có thể dùng không thường xuuyeen theo chuyên gia thấp khớp Scott Zashin tại UT Southwestern là tôm hùm, lươn, cua, sò và cá hồi.

Tuy nhiên cá mòi, cá ngừ, cá trồng,… là những loại hải sản tuyệt đối không nên dùng khi bị bệnh gút.

Gan

Để đảm bảo sức khỏe bệnh nhân tuyệt đối không nên ăn các món ăn làm từ nội tạng như gan, thận và lá lách.

Bột nở

benh-gut-khong-nen-an-banh-mi-min
Bệnh nhân bị bệnh gút không nên ăn các sản phẩm dùng bột nở

Bánh mỳ, bánh bao, bánh nướng, bánh mỳ vòng là những thực phẩm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bệnh nhân gút. Bởi thực phẩm chứa bột nở được sử dụng trong lúc làm đồ nướng có chứa hàm lượng purin cao.

Những lưu ý dành cho bệnh nhân gút

Trong bữa ăn hàng ngày, đôi khi chúng ta khó tránh khỏi những loại thực phẩm hạn chế nêu trên. Vì vậy hãy lên thực đơn và chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp. Đây là nguyên tắc đảm bảo sức khỏe và giảm nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý khi bị bệnh gút

Các loại thực phẩm không nên ăn

– Bạn nên sử dụng ít ngũ cốc, các loại hạt bơ, đường, mỡ, trứng, sữa, phomat, rau quả, đậu đỗ. Không ăn uống thực phẩm (rau quả) có vị chua vì làm tăng axít máu.

– Hạn chế ăn các loại thịt, hải sản, gia cầm, nội tạng động vật (gan, lá lách và cả óc), nước luộc thịt, nước sườn, cá hộp, thịt hộp.

– Không nên ăn thức ăn có vị chua (quả chua, dưa chua, cà muối…) bởi chúng không tốt cho sức khỏe.

– Không ăn chế phẩm có cacao, chocolate và các sản phẩm có sử dụng bột nở trong quá trình chế biến (ví dụ như bánh mì, bánh mỳ vòng,…).

thuc-don-cho-nguoi-bi-benh-gut-min
Những thực phẩm người bị bệnh gout nên tránh

Tuyệt đối không uống rượu bia và một số loại đồ uống khác

Tuyệt đối không được uống rượu bia, đồ uống kích thích thần kinh như chè/ cà phê, các loại nước ngọt, nước giải khát trái cây đóng lon.

Các loại đồ uống này làm giảm khả năng bài xuất axit uric qua thận, hậu quả là làm tăng lactat máu.

Duy trì chế độ ăn uống khoa học để giữ cân nặng hợp lý

Là một trong những lưu ý bệnh nhân cần biết, nếu đang thừa cân hoặc béo phì bạn không nên giảm cân quá nhanh, hãy lên thực đơn ăn uống đảm bảo sức khỏe và giảm cân từ từ.

Những thực phẩm nên sử dụng

Uống đủ 2-2,5 lít nước/ngày, nên uống nước khoáng, nước rau.

Sữa, rau xanh, quả chín, ngũ cốc (gạo, ngô, khoai…) vẫn có thể sử dụng với tỉ lệ nhiều hơn bình thường 1 chút.

Giảm lượng đạm trong khẩu phần ăn

Tổng lượng thịt cá… đạm động vật, đậu đỗ nên ăn khoảng 150 g/ngày. Để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể nên sử dụng đa dạng các loại thực phẩm.

Cách tính các thực phẩm tương đương như sau: Lượng đạm trong 100 g thịt = 180 g đậu phụ = 70 g lạc hạt = 100g cá = 100 g tôm.

benh-gut-khong-nen-an-hai-san-min
Bệnh nhân gút nên giảm lượng đạm trong khẩu phần ăn

Thực đơn mẫu cho bệnh nhân bị gút cấp tính

Tổng năng lượng đưa vào: 1.600 kcal/ngày, cho người nặng 50 kg. Đạm (protein): 10% tổng năng lượng = 40 g = 160 kcal. Đường bột: 75% tổng năng lượng = 300 g = 1.200 kcal. Chất béo: 15% tổng năng lượng = 27g = 240 kcal.

Đối với rau quả ăn tùy ý (nhưng không ăn loại rau quả có vị chua – như cà muối).

Thực đơn mẫu cho bệnh nhân gút mạn tính

Như chế độ ăn thông thường nhưng cần lựa chọn thức ăn: hạn chế thức ăn nhiều purin, protein không quá 1 g/kg cân nặng. Như vậy, đạm động vật và đậu đỗ không nên quá 100 g/ngày.

Những biến chứng nguy hiểm khi bị bệnh gút mà không kiêng khem

bien-chung-cua-benh-gut
Bệnh gút không ăn kiêng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Biến chứng nguy hiểm của bệnh gút là sỏi thận. Khi bệnh sỏi thận kéo dài sẽ làm tổn thương thận, huyết áp tăng lên, nếu có nhiễm trùng (nhiễm trùng ngược dòng) sẽ gây viêm thận, áp-xe thận và gây suy thận.

Bệnh gút ở giai đoạn muộn hơn, có thể xuất hiện những u và cục, nguy cơ biến dạng gây đau đớn ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại và cử động, đồng thời gây mất thẩm mỹ thậm chí có thể bị tàn phế. Một số trường hợp các hạt tophy có thể bị vỡ khiến vi khuẩn xâm nhập vào khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nguy hiểm hơn là gây nhiễm khuẩn huyết.

Theo các bác sĩ thuốc dùng để điều trị bệnh gút nhằm mục đích cắt cơn đau khớp và hạn chế cơn gút tái phát. Vì vậy, việc phòng bệnh gút để hạn chế bệnh gút nặng thêm và hạn chế cơn đau tái phát là hết sức cần thiết. Người bệnh cần có ý thức thay đổi lối sống lành mạnh và lên chế độ ăn uống hợp lý.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, hi vọng với những thông tin chia sẻ về chủ đề được nhiều người quan tâm: “Bệnh nhân gút nên ăn gì?” sẽ giúp ích được cho bạn.

Nếu có câu hỏi hay muốn chia sẻ gì thêm bạn vui lòng để lại ý kiến bên dưới bài viết để mọi người cùng thảo luận thêm nhé!

Admin

Đây là website tự động và trong giai đoạn thử nghiệm tool tự động lấy bài viết, mọi thông tin đăng tải trên website này chúng tôi không chịu trách nhiệm dưới mọi hình thức, đây không phải là một website phát triển thông tin, nó được xây dựng lên với mục đích thử nghiệm các phương pháp tự động của chúng tôi mà thôi. Nếu có khiếu nại vui lòng gửi thông tin cho chúng tôi.

Bài viết liên quan

Uống sữa ông thọ có tăng cân không? Cách dùng hiệu quả

28/06/2022

Dấu hiệu cảnh báo bạn đang uống quá nhiều sữa

28/06/2022

Tổng hợp 12 loại sữa tăng cân cho người gầy tốt nhất 2022 nên uống

28/06/2022

Nhân sâm có tác dụng gì, uống lúc nào & ai không nên dùng?

28/06/2022

Bạn có bị đỏ mặt khi uống rượu không?

28/06/2022

Uống nước đậu đen không rang có tốt, thay nước lọc được không?

28/06/2022

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiến thức làm đẹp và sức khoẻ

  • Trang chủ
  • Liên hệ

No Result
View All Result
  • Tổng hợp
    • Hỏi đáp
    • Biển số
    • Con số ý nghĩa
  • Sức khoẻ
    • Mẹ và bé
    • Gym
    • yoga
    • Chăm sóc răng miệng
    • Bí quyết sống lâu
    • Rèn luyện sức khỏe
  • Cuộc sống
    • Bí kíp yêu
    • Mẹo vặt cuộc sống
    • Bài học cuộc sống
    • Câu chuyện thành công
    • Kinh nghiệm sống
  • Làm Đẹp
    • Sản phẩm làm đẹp
    • Thẩm mỹ viện
    • Nail
    • Răng sứ
  • Học tập
    • Lịch sử
    • GDCD
    • Toán
    • Văn học
    • Công nghệ
    • Địa lý
    • Hoá học
    • Sinh học
    • Tin học
    • Vật lý
    • Tiếng Anh
  • Game
    • Code Game
    • Game private

Kiến thức làm đẹp và sức khoẻ