• Tổng hợp
    • Hỏi đáp
    • Biển số
    • Con số ý nghĩa
  • Sức khoẻ
    • Mẹ và bé
    • Gym
    • yoga
    • Chăm sóc răng miệng
    • Bí quyết sống lâu
    • Rèn luyện sức khỏe
  • Cuộc sống
    • Bí kíp yêu
    • Mẹo vặt cuộc sống
    • Bài học cuộc sống
    • Câu chuyện thành công
    • Kinh nghiệm sống
  • Làm Đẹp
    • Sản phẩm làm đẹp
    • Thẩm mỹ viện
    • Nail
    • Răng sứ
  • Học tập
    • Lịch sử
    • GDCD
    • Toán
    • Văn học
    • Công nghệ
    • Địa lý
    • Hoá học
    • Sinh học
    • Tin học
    • Vật lý
    • Tiếng Anh
  • Game
    • Code Game
    • Game private
No Result
View All Result
No Result
View All Result

1001 cách chữa ê buốt răng hiệu quả “cực nhanh” ngay tại nhà bạn cần biết

Admin by Admin
31/10/2021
in Chăm sóc răng miệng
0

Nội dung bài viết

  1. Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt?
  2. Tổng hợp 17 mẹo chữa ê buốt răng tại nhà cực kì hiệu quả
  3. Làm thế nào để chữa dứt điểm được tình trạng răng bị ê buốt?
  4. Những lưu ý cần biết khi bạn gặp phải tình trạng ê buốt răng

Nếu những cơn đau nhức, ê buốt răng khiến bạn “ăn không ngon, ngủ không yên”? Hãy dành thời gian cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và học ngay 17 mẹo hay chữa ê buốt răng tại nhà không tốn kém chi phí, hiệu quả bất ngờ chỉ sau 15 – 20 phút sau đây và những lưu ý nhất định phải biết này nhé!

Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt?

Răng bị ê buốt khi tiếp xúc với đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, những thực phẩm có tính axit cao hoặc đôi khi chỉ hít thở không khí bạn cũng gặp phải tình trạng này. Đây được gọi là triệu chứng của răng nhạy cảm, vậy đây là nguyên nhân gây ra tình trạng trên:

nguyen-nhan-khien-rang-bi-e-buot
Ngà răng bị lộ – Nguyên nhân chủ yếu khiến răng bị ê buốt

– Do ngà răng bị lộ

Nguyên nhân chủ yếu do phần ngà răng bị lộ, thông thường, ngà răng được bảo vệ bởi lớp men răng khá cứng ở bên ngoài nhưng do tác động nào đó phần men răng đã bị bào mòn dần, khiến răng gặp phải tình trạng ê buốt.

Men răng bị bào mòn do nhiều nguyên nhân như chải răng quá mạnh, sử dụng kem đánh răng không tốt, chế độ ăn uống có nhiều thành phần có thể bào mòn men răng như nước soda,….

Khi bị ê buốt răng có thể bạn đang gặp phải một số bệnh lý răng miệng sau:

➤ Mòn men răng

mon-men-rang-va-tut-loi
Mòn men răng và tụt lợi khiến răng bị ê buốt và nhạy cảm hơn

Khiến ngà răng bị lộ làm cho những kích thích từ bên ngoài sẽ đi vào các ống dẫn nhỏ li ti trên ngà răng và đi vào ống tủy chứa các dây thần kinh và mạch máu tiếp nhận và phản hồi thông tin làm bạn cảm thấy ê buốt, khó chịu khi ăn uống (nhất là khi ăn các đồ ăn nóng, lạnh, chua, cay,….)

➤ Sâu răng

sau-rang
Sâu răng cũng khiến bạn bị ê buốt và đau nhức

Vệ sinh răng miệng không tốt khiến bạn bị sâu răng, bệnh lý này cũng gây ra hiện tượng trên. Các lỗ sâu khiến ngà răng bị lộ là nguyên nhân chủ yếu gây ra đau nhức và ê buốt.

➤ Các bệnh lý răng miệng khác

cac-benh-ly-rang-mieng
Các bệnh lý răng miệng cũng là nguyên nhân khiến răng bị nhạy cảm hơn

Một số bệnh lý như viêm nướu, viêm nha chu cũng có thể cũng có thể khiến răng bị nhạy cảm và ê buốt hơn mỗi khi ăn đồ ăn nóng lạnh, chua cay,…

➤ Răng bị tổn thương

Răng bị tổn thương do sứt mẻ khiến ngà răng bị lộ cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng trên.

rang-bi-ton-thuong
Răng bị tổn thương cũng khiến bạn cảm thấy bị ê buốt

Tổng hợp 17 mẹo chữa ê buốt răng tại nhà cực kì hiệu quả

Với những nguyên liệu dễ kiếm, không mấy tốn kém chi phí, có thể dễ dàng thực hiện tại nhà sau đây sẽ giúp chúng ta “đẩy lùi” những cơn ê buốt, đau nhức răng chỉ trong thời gian “cực ngắn”.
Lựa chọn phương pháp phù hợp, áp dụng ngay để cảm nhận hiệu quả mọi người nhé!

1/ Lá ổi

chua-e-buot-rang-bang-la-oi
Chữa đau ê buốt răng hiệu quả bằng lá ổi non

Một trong những cách chữa ê buốt răng hiệu quả không tốn một xu được nhiều người sử dụng là lá ổi non. Mỗi khi bị đau nhức hay ê buốt răng bạn có thể nhai lá ổi non. Thành phần tự nhiên bên trong lá ổi có chứa một hợp chất astringents, giàu vitamin cùng tinh dầu thơm có tính chất kháng khuẩn, chống viêm rất tốt.

2/ Dầu đinh hương

chua-e-buot-rang-bang-tinh-dau-dinh-huong
Ngậm miếng bông có tẩm dầu đinh hương giúp giảm ê buốt cho răng

Tinh dầu đinh hương có tác dụng rất tốt đối với việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Vốn là một thảo dược kháng nấm và kháng khuẩn tự nhiên. Bạn có thể cắn 1miếng bông đã ngâm dầu đinh hương vào vị trí răng bị ê buốt, sau đó cảm nhận kết quả.

3/ Cây nha đam

gel-nha-dam-chua-e-buot-rang
Gel nha đam có tác dụng kháng khuẩn chữa ê buốt răng

Lá nha đam có chức năng gắn vết thương, diệt vi khuẩn gây bệnh trong miệng. Vì vậy, chỉ cần dùng gel của lá nha đam chấm vào vị trí răng bị ê buốt chúng ta đã cảm nhận được hiệu quả bất ngờ.

4/ Muối nước

suc-mieng-bang-nuoc-muoi
Súc miệng bằng nước muối ấm cũng là cách giảm ê buốt răng đơn giản, dễ làm tại nhà

Súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng có tác dụng làm giảm cơn đau nhức, ê buốt răng ngay tại chỗ. Ngoài ra, súc miệng bằng nước muối 3 lần một ngày giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng rất tốt do trong thành phần của muối có tính chất sát khuẩn, khử trùng.

5/ Baking Soda

suc-mieng-bang-nuoc-pha-baking-soda
Súc miệng bằng baking soda pha với nước ấm cũng rất tốt

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ê buốt răng, đối với răng nhạy cảm do men răng bị hỏng; đơn giản với việc súc miệng bằng baking soda làm tăng sự cân bằng độ Ph sẽ giúp bạn giảm triệu chứng ê buốt răng hiệu quả ngay tại nhà. Chú ý pha baking soda với nước ấm và không sử dụng nhiều quá 3 lần một ngày.

6/ Dầu vừng

dau-vung-chua-e-buot-rang-min
Ngậm dầu vừng rất tốt cho trường hợp răng bị nhạy cảm

Nếu trong tủ bếp nhà bạn có dầu vừng, mỗi khi bị đau nhức hay ê buốt răng có thể ngậm một thìa dầu vừng. Dầu vừng có tác dụng làm giảm tình trạng nhạy cảm ở răng và lợi đã được khoa học chứng minh.

7/ Tỏi

chua-e-buot-rang-bang-toi-tuoi
Nhiều người đã dùng tỏi tươi để chữa ê buốt răng tại nhà

Trong thành phần của tỏi có chữa chất trị bệnh nhiễm trùng và giảm đau nhức. Lấy một củ tỏi, bóc sạch vỏ, sau đó giã nát đắp vào vị trí răng bị đau nhức khoảng 20 phút bạn sẽ thấy triệu chứng ê buốt giảm rõ rệt. Có thể sử dụng cách này 2 – 3 lần một ngày tại nhà.

8/ Hành sống

chua-dau-rang-bang-hanh-tay
Hành sống có tác dụng chữa ê buốt răng khiến nhiều người phải bất ngờ

Cũng giống như tỏi hành sống có tác dụng chữa ê buốt răng tại nhà không tốn kém chi phí, dễ thực hiện, hiệu quả cao. Chỉ cần lấy một lát hành tây và chà nhẹ vào khu vực bị ảnh hưởng khoảng 15 – 30 phút, cơn đau nhức sẽ giảm dần.

9/ Trà bạc hà

tra-bac-ha-chua-e-buot-rang
Trong lá trà bạc hà có thành phần giống như chất gây tê tại chỗ

Mỗi khi bị đau nhức, ê buốt răng uống trà bạc hà giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Lá trà bạc hà là một trong những thành phần có trong các bài thuốc tại gia cực kì hiệu nghiệm cho việc điều trị và chăm sóc sức khỏe răng miệng với tính chất gây tê tại chỗ đã được khoa học chứng minh.

10/ Dầu khuynh diệp

dau-khuynh-diep-chua-e-buot-rang
Tinh dầu khuynh diệp có tác dụng chăm sóc răng miệng rất tốt

Do đặc tính kháng khuẩn, có theere chữa trị bệnh nhiễm trùng răng miệng dầu khuynh diệp được xem là phương pháp điều trị hiệu quả đối với răng nhạy cảm và một số bệnh lý răng miệng. Cắn một miếng bông đã được ngâm trong dầu khuynh diệp

11/ Lá trà xanh

nhai-la-tra-xanh-chua-e-buot-rang
Nhai lá trà xanh 3 lần/ ngày bạn sẽ không còn thấy bị ê buốt răng nữa

Theo các nghiên cứu khoa học trong lá trà xanh có florua, axit tannic giúp làm giảm ê buốt răng, đồng thời giúp bổ trợ cho quá trình hình thành lớp men protein bảo vệ răng tốt hơn. Bạn chỉ cần nhai lá trà trong vòng 5 phút triệu chứng ê buốt sẽ giảm đáng kể. Lưu ý nên thực hiện 3 lần một ngày để lá trà xanh phát huy công dụng.

12/ Gừng tươi

chua-e-buot-rang-bang-gung-tuoi
Gừng tươi là một trong những nguyên liệu chữa ê buốt răng hiệu quả

Lấy một nhánh gừng tươi, cạo vỏ và rửa sạch, để ráo nước sau đó nhai và ngậm ở vị trí răng bị ê buốt khoảng 20 phút những cơn ê buốt chân răng không còn là nỗi sợ của bạn nữa. Với cách này mọi người có thể thực hiện tại nhà bất cứ lúc nào.

13/ Lá lốt

chua-e-buot-rang-bang-la-lot
Lá lốt có tác dụng chữa ê buốt răng cực kì hiệu quả

Theo các tài liệu nghiên cứu khoa học lá lốt có chứa chất chống bào mòn men răng, giảm đau nhức và ê buốt hiệu quả. Cách thực hiện đơn giản, chỉ cần hát lá lốt tươi rửa sạch sau đó giã nát đắp vào vị trí răng nhạy cảm là xong.

14/ Lá bàng

Công dụng chữa đau răng, sâu răng, ê buốt răng của lá bàng đã được Giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi chứng minh trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” xuất bản năm 1983.

chua-buot-rang-bang-la-bang
Nước lá bàng có tác dụng chữa đau nhức và ê buốt răng đã được khoa học chứng minh

Cần chuẩn bị 1 nắm lá bàng non, rửa sạch dưới vòi nước lạnh, rồi vào nồi sắc. Chú ý đun nhỏ lửa khoảng 15 phút sau đó tắt bếp đi. Bạn sẽ dùng nước lá bàng đã nguội ngậm 2 lần một ngày (mỗi lần 5 phút), chỉ sau 1 tuần bạn sẽ không còn thấy đau nhức, hay ê buốt răng nữa.

15/ Quả óc chó

nhai-qua-oc-cho-khoi-e-buot-rang
Nhai nhân quả óc chó giúp răng đỡ ê buốt hơn

Trước khi nhai 20 gr quả óc chó trong 5 phút bạn cần súc miệng bằng nước muối để tăng hiệu quả làm sạch khoang miệng, giảm ê buốt răng. Nhân quả óc chó giàu axit linoleic, canxi và phốt pho giúp giảm kích thích đến các dây thần kinh răng. Tuy nhiên, khi nhai quả óc chó cần nhai từ từ, thực hiện 2 lần một ngày để đạt được kết quả tốt nhất.

16/ Đá lạnh

chuom-da-lanh
Chườm đá lạnh bên ngoài răng bị ê buốt cũng là cách hay

Được mệnh danh là một trong những nguyên liệu dễ kếm tại nhà, đá lạnh có tác dụng giảm đau nhức răng ngay tại chỗ. Chỉ cần lấy một chiếc khăn mỏng, bọc những viên đá lạnh nhỏ lại chườm bên ngoài má ở vị trí răng bị đau nhức bạn sẽ thấy dễ chịu hơn hẳn.

Đá lạnh sẽ làm tê liệt cảm giác của răng, vì vậy nếu bạn bị ê buốt do bị mòn men răng thì không nên áp dụng phương pháp này.

17/ Rượu cau

ngam-ruou-cau-khong-con-e-buot-rang
Ngậm rượu cau sau 15 phút cảm giác ê buốt răng giảm đi đáng kể

Sau khi đánh sạch răng, bạn nên ngậm một chén rượu cau trong miệng khoảng 15 phút, sau đó nhổ đi. Không súc miệng và ăn uống gì 30 phút sau đó để công dụng của rượu cau phát huy tác dụng. Chỉ cần ngậm rượu cau 3 lần một ngày, sau vài ngày bạn sẽ không thấy đau nhức hay ê buốt răng nữa.

Làm thế nào để chữa dứt điểm được tình trạng răng bị ê buốt?

Những phương pháp kể trên có thể đẩy lùi được tình trạng ê buốt và đau nhức răng rất tốt, tuy nhiên đây chỉ là những cách có thể sử dụng tạm thời.

Nếu bạn bị sâu răng, mòn men răng hoặc răng bị vỡ/ sứt mẻ, mắc các bệnh lý về răng miệng tốt nhất nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

han-tram-rang-sau
Hàn trám răng sâu khắc phục tình trạng sâu răng hiệu quả

Hiện nay điều trị răng sâu, răng bị sứt mẻ/ bị vỡ có thể hàn trám răng thẩm mỹ nhanh chóng với chi phí từ 200 nghìn – 500 nghìn đồng/ răng. Đối với răng cửa bị sứt mẻ nên bọc răng sứ để bảm đảm tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và độ bền cho răng.

Điều trị tụt nướu giúp răng giảm ê buốt và đau nhức. Tình trạng mòn men răng cũng không khó khắc phục vì vậy mọi người không cần quá lo lắng tuy nhiên cần lựa chọn Nha khoa có uy tín như Nha khoa thẩm mỹ quốc tế Nacera – Top 10 địa chỉ chăm sóc và điều trị răng miệng chất lương cao theo tiêu chuẩn quốc tế năm 2017 do khách hàng bình chọn.

Những lưu ý cần biết khi bạn gặp phải tình trạng ê buốt răng

– Sử dụng kem đánh răng cho răng nhạy cảm

dung-kem-danh-rang-cho-rang-nhay-cam
Nên sử dụng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm

Sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm được nha sĩ khuyên dùng là điều cần thiết. Một vài loại kem có chứa kali natri giúp ngăn chặn hình thành ống nhỏ trong ngà răng cũng rất tốt.

– Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm

chai-rang-nhe-nhang
Nên chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm

Nếu bạn đang sử dụng bàn chải quá cũ, lông cứng nên thay ngay bằng bàn chải lông mền. Chải răng quá mạnh khiến men răng bị mài mòn nhanh hơn, dẫn đến tình trạng lộ ngà răng. Vì vây, việc chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm đặc biệt rất quan trọng.

– Chế độ ăn uống lành mạnh

Khi răng bị nhạy cảm nên tránh ăn các đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, tránh xa các đồ uống và thức ăn có tính axit như rượu vang đỏ, nước uống có ga, các loại nước ép trái cây của quả cam và dưa chua.

noi-khong-voi-do-an-co-hai-cho-rang
Nên “cận thận” với đồ uống có ga và các thực phẩm có hại cho sức khỏe răng miệng

Sau khi ăn các thực phẩm trên không nên đánh răng ngay vì có thể làm hỏng men răng. Có thể đánh răng sau bữa ăn khoảng 20 phút.

Lên thực đơn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm canxi và các khoáng chất cần thiết để răng chắc khỏe hơn.

– Dừng ngay các thói quen gây hại cho răng

khong-nghien-rang
Bỏ ngay các thói quen có hại cho răng

Từ bỏ các thói quen có hại cho răng như nghiến răng, hay dùng răng để mở các túi nilong, nắp chai…. Những việc này ảnh hưởng không tốt đến răng, đồng thời khiến men răng bị mài mòn nhiều hơn.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn giảm đau nhức răng nhanh chóng và chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn!

Admin

Đây là website tự động và trong giai đoạn thử nghiệm tool tự động lấy bài viết, mọi thông tin đăng tải trên website này chúng tôi không chịu trách nhiệm dưới mọi hình thức, đây không phải là một website phát triển thông tin, nó được xây dựng lên với mục đích thử nghiệm các phương pháp tự động của chúng tôi mà thôi. Nếu có khiếu nại vui lòng gửi thông tin cho chúng tôi.

Bài viết liên quan

Gel tẩy trắng răng 7 ngày DR.Haiian Hàn Quốc

23/04/2022

Tìm hiểu chi phí tẩy trắng răng trong 1 lần tẩy mới nhất hiện nay

23/04/2022

Top 3 cách làm trắng răng bằng dầu dừa cực đơn giản

23/04/2022

Tẩy Trắng Răng Ở Đâu Tốt – Top 12 Địa Chỉ Được Đánh Giá Cao 2022

23/04/2022

[Tư vấn] – Miếng dán trắng răng loại nào tốt? Mua ở đâu?

23/04/2022

Than hoạt tính trắng răng MAX SMILE khử mồi hôi miệng, giảm ố vàng, răng trắng tự nhiên, dễ dàng sử dụng – Chăm sóc răng miệng Nhãn hiệu No Brand | https://wikisongkhoe.com

23/04/2022

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiến thức làm đẹp và sức khoẻ

  • Trang chủ
  • Liên hệ

No Result
View All Result
  • Tổng hợp
    • Hỏi đáp
    • Biển số
    • Con số ý nghĩa
  • Sức khoẻ
    • Mẹ và bé
    • Gym
    • yoga
    • Chăm sóc răng miệng
    • Bí quyết sống lâu
    • Rèn luyện sức khỏe
  • Cuộc sống
    • Bí kíp yêu
    • Mẹo vặt cuộc sống
    • Bài học cuộc sống
    • Câu chuyện thành công
    • Kinh nghiệm sống
  • Làm Đẹp
    • Sản phẩm làm đẹp
    • Thẩm mỹ viện
    • Nail
    • Răng sứ
  • Học tập
    • Lịch sử
    • GDCD
    • Toán
    • Văn học
    • Công nghệ
    • Địa lý
    • Hoá học
    • Sinh học
    • Tin học
    • Vật lý
    • Tiếng Anh
  • Game
    • Code Game
    • Game private

Kiến thức làm đẹp và sức khoẻ